Phòng thí nghiệm New York Nikola_Tesla

Cuộn dây Tesla

Bài chi tiết Cuộn dây Tesla

Thí nghiệm tia X

Đầu năm 1894, Tesla bắt đầu đầu tư nghiên cứu một nguồn năng lượng phóng xạ không nhìn thấy được khi ông được thông báo rằng nguồn năng lượng này đã làm hỏng tấm phim trong phòng thí nghiệm của ông trong những thí nghiệm trước đó[54][55] (sau này được xác định là "Tia Roentgen" hay "Tia X"). Các thí nghiệm trước đó của ông được thực hiện với các ống Crookess, một loại ống phóng điện tử cathode lạnh. Không lâu sau đó, nhiều trong số hàng trăm các công trình nghiên cứu trước đó của ông như các mô hình, dự án, ghi chú, dữ liệu phòng thí nghiệm, các công cụ, hình ảnh có giá trị $50,000,... đã bị mất trong trận cháy phòng thí nghiệm lần thứ 5 vào tháng 3 năm 1895.[56] Tesla có thể đã vô tình chụp được ảnh tia X khi ông đang chụp ảnh Mark Twain dùng nguồn sáng từ ống Geissler, một loại ống phóng khí thời kỳ đầu. Điều duy nhất được ghi nhận trong ảnh là ốc khóa bằng kim loại trên kính của camera.[57]

Sóng vô tuyến điều khiển từ xa

Vào năm 1898, Tesla đã trình diễn một chiếc thuyền sử dụng bộ điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến dựa trên máy coherer - mà ông đặt tên là "telautomaton" - cho công chúng trong một cuộc triển lãm điện tại Madison Square Garden. Tesla đã tiến hành một màn trình diễn rất khó tin vào thời điểm đó: chiếc thuyền tự di chuyển một cách khó hiểu trước sự chứng kiến của rất nhiều người có mặt.

Tất cả mọi người đều phấn khích và mong chờ một điều bất ngờ từ Tesla, nhưng không ai có thể tưởng tượng ra một chiếc thuyền điều khiển từ xa bằng sóng radio từ “nhà khoa học điên”. Và Tesla đã giải thích rằng: “Chiếc thuyền đã được lắp thêm một bộ não riêng biệt.”

Đám đông không thể tìm ra một sự giải thích hợp lý nào cho việc làm sao chiếc thuyền có thể di chuyển được. Họ nghĩ rằng đó là do phép thuật, thôi miên, có người thậm chí còn nghĩ rằng chiếc thuyền di chuyển được nhờ một con khỉ được huấn luyện giấu ở bên trong.

Tesla đã thừa nhận rằng “Tại lần ra mắt đầu tiên, nó đã tạo ra một sự chấn động mà không một sáng chế nào trước đó của tôi làm được.” Phát minh của ông, được công nhận là Bằng sáng chế số 613 809 (1898), có dạng một chiếc thuyền điều khiển bằng sóng radio (sóng vô tuyến): một chiếc thuyền nặng bằng thép, dài khoảng 4 feet (khoảng 1,2 mét). Công nghệ này không chỉ áp dụng giới hạn cho các loại tàu thuyền mà còn bao gồm các loại phương tiện và máy móc động cơ khác.

Sáng chế của Tesla với con tàu điều khiển bằng sóng vô tuyến chính là sự mở màn cho kỉ nguyên robot về sau. Phát minh của ông đã vượt xa ra khỏi thời đại của nó. Đám đông chứng kiến sự kiện này tại buổi triển lãm vào thời điểm đó không bao giờ có thể hình dung được ứng dụng thực tế vĩ đại của nó trong tương lai. Tesla đã cố gắng bán ý tưởng của mình cho quân đội Mỹ như một loại ngư lôi kiểm soát bằng sóng vô tuyến, nhưng họ tỏ ra ít quan tâm.[58] Điều khiển vô tuyến từ xa vẫn là một sự mới lạ cho đến Thế chiến thứ nhất và sau đó, khi một số quốc gia sử dụng nó trong các chương trình quân sự.

Ánh sáng không dây

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Máy phát dao động chạy bằng hơi nước

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Hệ thống điện đa pha và Triển lãm Columbia

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Tư vấn về Niagara

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Công ty Nikola Tesla

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Cháy phòng thí nghiệm

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó.
Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này.

Sáng sớm ngày 13 tháng 3 năm 1895, tòa nhà ở South Fifth Avenue có phòng thí nghiệm của Tesla đã bốc cháy. Nó bắt đầu dưới tầng hầm của tòa nhà và lửa cháy mạnh đến nỗi phòng thí nghiệm ở tầng 4 của Tesla đã bị đốt cháy và sụp đổ xuống tầng hai. Vụ hỏa hoạn không chỉ khiến phải làm lại các dự án đang làm của Tesla, nó còn phá hủy một bộ sưu tập các ghi chú và tài liệu nghiên cứu ban đầu, mô hình và các phần chứng minh, bao gồm nhiều tác phẩm đã được trưng bày tại Triển lãm Colombia thế giới năm 1893. Tesla nói với tờ New York Times "Tôi quá đau buồn khi nói chuyện. Tôi có thể nói gì?". Sau vụ cháy, Tesla chuyển đến 46 & 48 East Houston Street và xây dựng lại phòng thí nghiệm của mình ở tầng 6 và 7.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikola_Tesla //nla.gov.au/anbd.aut-an35544219 http://books.google.com/?id=DZXhE38wOKoC&pg=PT59&d... http://books.google.com/books?id=Fi18dCHfbLkC&pg=P... http://www.google.com/patents?id=Lt1PAAAAEBAJ&prin... http://www.google.com/patents?vid=381.968 http://www.google.com/patents?vid=390721 http://science.howstuffworks.com/nikola-tesla2.htm http://www.lostartsmedia.com/images/teslafbifile.p... http://www.lucidcafe.com/library/96jul/teslaauto01... http://www.lucidcafe.com/library/96jul/teslaautobi...